Những thay đổi của bé sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần chú ý
Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài.
Những thay đổi của bé sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần chú ý
*** Bài viết liên quan: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tốt nhất
Khi mới ra đời, vài phút đầu, cơ thể bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào, nhưng bàn tay và chân của bé lại được thay đổi màu sắc lâu hơn một chút, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và bàn chân của bé hiện tại là rất nhỏ, và phải mất thời gian lâu hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể bé.
Nếu bạn thấy mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt thì bạn nên yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu. Nếu mặt hoặc đầu em bé bị thâm tím (bởi dụng cụ khi tiến hành lấy thai) thì các vết thâm tím này cũng sẽ nhanh chóng biến mất.
Sau 7 - 10 ngày chào đời, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. Em bé của bạn có thể có một hoặc nhiều vết bớt, bớt được hình thành khi sinh hoặc phát triển sau này, và điều này là hoàn toàn bình thường.
Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Bạn phải hiểu rằng lúc này bé cần sự ấm áp, êm ái, an toàn, bé rất cần sự âu yếm của người mẹ và những người thân xung quanh, bạn hãy cho bé tất cả những điều mà bé muốn.
Thêm vào đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà bạn sẽ phải phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà.
Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh, bởi giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống đẩy ra ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơ sinh của mình, bạn hãy yên tâm rằng rồi bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh của mình sau 1-2 tuần. Nếu bạn thấy bé liên tục giảm cân, bạn cần đưa bé ngay tới bệnh viện để kiểm tra về dinh dưỡng.
*** Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất dành cho mẹ
Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cham soc tre so sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng
Nguồn: Attipas.vn
Đăng nhận xét