CÁCH CHĂM SÓC CHO BÉ YÊU

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh

Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một bệnh rất dễ gặp nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh tốt. Trẻ sơ sinh rất dễ bị tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nhận biết sớm viêm phổi ở trẻ sơ sinh để biết cách chữa trị và chăm sóc trẻ được tốt hơn.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Hầu hết trẻ sơ sinh bị viêm phổi là do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Trẻ sơ sinh còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn phổi trước, trong và sau khi chào đời là do thời gian vỡ ối của mẹ.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi là do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ trong lúc trẻ chuẩn bị chào đời.
Ngoài ra,với nhiều trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào khí quản, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh.
Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh
*** Bài viết liên quan: 
2. Nhận biết dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Vì viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một bệnh rất dễ gặp và biến chứng của bệnh thường khó lường nên cha mẹ cần biết cách nhận biết và phát hiện sớm ra bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu chính của bệnh:
Trẻ sơ sinh được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh. Trẻ thở nhanh và thở gấp, nguyên nhân điều này là do khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ có thể bị thiếu oxy. Cha mẹ dẽ dàng đánh giá nhịp thở của trẻ bằng các vén áo lên để quan sát nhịp di động của lồng ngực hoặc bụng của bé. Điều quan trọng là phải quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Vì vậy trẻ buộc phải thở nhanh hơn dể bù đắp lại sự thiếu hụt này. Đây được coi là một trong những dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi. Thêm nữa, dấu hiệu này cũng rất dễ phát hiện bằng cách lắng nghe và đếm nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không.
Trẻ thở nhanh là khi:
- Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.
- Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 – 11 tháng.
- Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi.
Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay.
Trẻ bị rút lõm lồng ngực: Khi bạn có thể nhận thấy phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào thì trẻ đã chuyển sang giai đoạn viêm phổi nặng.
Tuy nhiên, cần phân biệt những triệu chứng khác với hiện tượng rút lõm lồng ngực.  Nếu trẻ chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực. Trẻ dưới 2 tháng tuổi, chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực ở trẻ còn mềm, khi thở bình thường hơi cũng có thể rút lõm. Trường hợp thấy rõ lõm sâu và dễ nhìn thấy, chắc chắn trẻ bị viêm phổi.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thể bị sốt cao, thở khò khè và các biểu hiện như phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích… có thể thay đổi phụ thuộc và tuổi trẻ và độ nặng của bệnh.
Vì thế, khi bạn bắt gặp bất kỳ một dấu hiệu khác lạ nào ở trẻ, bạn cần đưa trẻ sớm gặp Bác Sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng, bé sơ sinh 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
Nguồn: Tổng hợp

Đăng nhận xét

Cách chăm sóc bé yêu

Twitter Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by attipas.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu