Làn da của trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý
Những thiên thần bé nhỏ khi mới sinh ra không thể ngay lập tức có làn da hoàn hảo nên mẹ cần nắm rõ những lưu ý này để chăm sóc da cho con tốt nhất.
Chăm sóc làn da của bé là việc không phải mẹ nào cũng quan tâm kĩ lưỡng. Vì hầu hết nhiều mẹ thường để tâm đến những cơ quan như tai mũi họng hơn. Nhưng nếu không hiểu kĩ về làn da bé có thể mắc một số bệnh về viêm da các mẹ nhé!
1. Bé sơ sinh có làn da nổi nhiều mụn sữa
Làn da của trẻ sơ sinh rất dễ mọc mụn, khoảng 30 – 40% bé mới sinh bị mọc mụn sữa. Các nốt mụn này có màu trắng, cứng giống như ngọc trai và có kích thước nhỏ bằng một nốt tàn nhang nhỏ. Mụn sữa thường được tìm thấy rải rác trên khuôn mặt, đặc biệt là vùng má, mũi, xung quanh mắt hoặc có thể sẽ lan rộng hơn trên da đầu, và trên khắp cơ thể của bé. Mụn sữa không nguy hiểm, thường tự hết trong vài tuần, cũng có thể đến vài tháng, nếu sau 3 tháng mụn vẫn chưa biến mất thì các mẹ nên nhớ đưa bé đi khám.
Làn da của trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý
*** Bài viết liên quan: Một số bệnh về da trẻ sơ sinh gặp vào mùa hè
2. Da bé sơ sinh rất dễ cháy nắng
Trẻ sơ sinh không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm bởi tắm quá nhiều sẽ gây tổn thương cho làn da mỏng và nhạy cảm của bé. Chính vì vậy, trong vài tuần đầu, mẹ chỉ cần làm sạch bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa tay chân, mặt mũi. Sau khi tắm xong, hãy lau khô hết nước dính trên người bé, nhất là những chỗ da gấp khúc như khuỷu tay, nách hay bẹn. Để đảm bảo cho bé không bị nhiễm lạnh thì sau mỗi lần tắm, mẹ nhớ dùng khăn tắm để ủ ấm bé.
3. Da bé sơ sinh mỏng như giấy
Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn. Với làn da mỏng này, mẹ thậm chí có thể nhìn thấy những mạch máu dưới da bé, nếu để ý mẹ có thể dùng cách này để đo thân nhiệt và tâm trạng của bé. Lúc bé giận, khóc hay nóng, da sẽ ửng đỏ lên. Còn khi lạnh, bàn chân và bàn tay bé sẽ hơi xanh tái, lúc này hãy ôm bé vào lòng ủ ấm và mặc thêm áo cho bé.
Da mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Do đó các mẹ cần lưu giữ vệ sinh da bé sạch sẽ và giữ thoáng mát.
4. Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày
Trẻ sơ sinh không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm bởi tắm quá nhiều sẽ gây tổn thương cho làn da mỏng và nhạy cảm của bé. Chính vì vậy, trong vài tuần đầu, mẹ chỉ cần làm sạch bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa tay chân, mặt mũi. Sau khi tắm xong, hãy lau khô hết nước dính trên người bé, nhất là những chỗ da gấp khúc như khuỷu tay, nách hay bẹn. Để đảm bảo cho bé không bị nhiễm lạnh thì sau mỗi lần tắm, mẹ nhớ dùng khăn tắm để ủ ấm bé.
5. Tiếp xúc da rất tốt cho bé
Trẻ sơ sinh mới chào đời được tiếp xúc với làn da của mẹ là một điều vô cùng tốt. Đây là cách để trẻ có thể cảm nhận được hơi ấm từ cơ thể mẹ và giúp bé phân biệt được mẹ với những người khác. Thể hiện tình yêu với bé con qua những cái ôm trìu mến là món quà tuyệt vời nhất mẹ dành tặng bé mỗi ngày. Mẹ có thể thực hiện các bài mát – xa tay, chân, bụng giúp bé cảm thấy dễ chịu và tăng tình cảm mẹ con.
Đây là những điểm cần lưu ý các mẹ khi chăm sóc da cho các trẻ sơ sinh. Các mẹ cần chú ý để chắm sóc tốt nhất cho làm da bé.
*** Các mẹ xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất
Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cham soc tre so sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng
Nguồn: Attipas.vn
Đăng nhận xét