CÁCH CHĂM SÓC CHO BÉ YÊU

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi (P 2)

Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi (P 2)

Khi mới trào đời trẻ sơ sinh cần được chăm sóc tốt đảm bảo bé phát triển cách tốt nhất. Attipas xin chia sẻ cách giúp mẹ chăm sóc bé sơ sinh cách tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi (P 2)
*** Bài viết liên quan: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất
4. Cách bế trẻ sao cho đúng
Khi bế bé, bạn hãy đỡ trọn đầu bé gọn trong lòng bàn tay. Như thế, bé sẽ được nằm trọn trong vòng tay bạn, được đón nhận sự ấm áp từ cơ thể bạn truyền sang.
Bạn nên học cách giữ và áp bé sát vào trong lòng. Khi đó, bạn có thể dễ dàng ngắm bé yêu của mình và bé cũng có thể nhìn ngắm và quan sát được khuôn mặt của chính bạn.
Khi chăm sóc cho bé thì việc âu yếm, vuốt ve bé và hôn bé thật nhẹ nhàng là những hành động không thể thiếu để bé có thể cảm nhận được tình thương của mẹ. Nhưng bạn cũng cần phải biết kiềm chế tình yêu thương của mình, đừng âu yếm, vuốt ve rồi cắn hay véo yêu trẻ, rất có thể bạn sẽ làm bé đau đấy.
Ngoài những khi bé ngủ, trong khi bạn chơi với bé, bạn hãy nói chuyện và hát cho bé nghe những bài hát đơn giản và có giai điệu vui để gia tăng bầu không khí mẫu tử.
5. Cho bé bú sao cho đúng
Sau khi chào đời, bé sẽ không ngừng phát triển. Thức ăn chủ yếu của bé lúc này chỉ là sữa mẹ. Vào khoảng độ tuổi này, mỗi cữ bú của bé sẽ bú khoảng 10 phút và cứ khoảng 2 tiếng đồng hồ là bé có thể tiếp tục cữ bú sau vì sữa mẹ giúp bé tiêu hóa rất tốt. Thông thường, lúc nào bé đói, bé sẽ khóc để đòi được bú mẹ. Hầu hết các bé đều có nhu cầu bú vào ban đêm, có bé bú 2 đến 3 lần mỗi đêm nhưng cũng có bé chỉ bú một lần mà thôi. Tất cả điều đó đều không có gì bất thường cả và cần phải lo lắng cả.
Vào thời gian này, bé chỉ cần bú sữa mẹ là đủ. Các thực phẩm khác ngoài sữa dành cho bé lúc này là chưa cần thiết. Hầu như tất cả các bé đều có thể bị dị ứng thực phẩm nếu như bạn cho bé ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ quá sớm, chưa kể các vấn đề khác như không tiêu hoặc hóc thức ăn. Bạn nên biết rằng, lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, nên ngoài sữa mẹ ra, các loại sản phẩm khác đều không tốt cho bé.
Trong khi cho bé bú, bạn nên thể hiện tình cảm mẹ con bằng cách ôm sát bé vào lòng, giữ bé trong đôi tay ấm áp của bạn và nhớ là luôn nâng cao đầu bé hơn thân bé một chút để bé có được tư thế thoải mái trong khi bú và còn tránh được vấn đề sặc sữa.
Tư thế cho bé bú tốt
Trước tiên, bạn hãy tìm một nơi mà bạn cảm thấy bạn và bé thoải mái nhất khi cho bé bú. Khi cho bé bú, bạn nên ôm bé nằm gọn trong lòng bạn với tư thế sao cho toàn bộ thân mình bé xoay hướng vào cơ thể bạn. Chạm má hay môi dưới bé vào đầu vú của bạn sao cho khi mở miệng ra là bé có thể ngậm được vú để bú một cách dễ dàng. Bạn cần phải cho bé ngậm hết đầu vú, kể cả phần quầng vú để bé bú được nhiều hơn và cũng tránh gây đau cho bạn. Khi bé đã bú no, lấy vú ra khỏi miệng bé bằng cách đặt ngón tay trỏ lên vú ở vị trí cạnh mép của bé, ấn nhẹ xuống và rút vú ra. Bạn nhớ làm một cách nhẹ nhàng để tránh làm bé thức giấc vì hầu hết các bé sơ sinh thường ngủ ngay sau khi đã bú no. Thông thường bé sẽ bú khoảng 8 đến 12 cử trong một ngày đêm. Mỗi lần bú khoảng 10-20 phút.
Những điểm cần lưu ý
Chỉ nên dùng khăn sạch vệ sinh vú với nước ấm đun sôi để nguội. Vú của bạn có thể chảy sữa giữa các cử cho bé bú. Vì thế bạn có thể đặt một miếng lót vú trong áo lót để tránh ướt áo nếu sữa chảy nhiều. Để hạn chế việc này, bạn có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt đầu vú vài lần để làm ngưng dòng sữa chảy. Bạn cũng có thể làm như thế mỗi khi cho bé bú xong. Nếu vú bạn sưng to và rất đau, bạn hãy cho bé bú thường xuyên hơn để làm giảm áp lực sữa trong các tuyến vú. Bạn sẽ thấy bớt đau ngay lập tức khi bé bú. Việc không cho bé bú vì sợ đau thêm sẽ làm cho vú càng sưng to và đau hơn, thậm chí có thể gây sốt do sữa bị ứ đọng quá nhiều và nhiễm trùng vú. Để giảm đau do căng sữa, bạn có thể chườm nóng cho vú hoặc có thể xịt nước nóng từ vòi sen lên vú. Nếu bé đã quá no mà vú vẫn căng sữa gây đau nhức, bạn có thể dùng tay hoặc dụng cụ vắt sữa đã được tiệt trùng để vắt bớt sữa vào một cái ly sạch. Sữa này bạn có thể uống hộ bé cũng rất tốt.
6. Bé ợ hơi có nên lo lắng
Ợ hơi là hiện tượng xảy ra chủ yếu ở trẻ bú bình. Ợ hơi giúp đưa lượng không khí mà bé đã nuốt vào trong khi bú ra khỏi dạ dày. Cho bé ợ hơi khi bé bú được nửa bình sữa và ợ thêm lần nữa khi bé đã bú xong.
Khi bé bị ợ hơi, bạn chỉ cần thực hiện theo chỉ dẫn như sau: Ẵm bé áp vào người bạn sao cho cằm và đầu bé tựa lên vai bạn, hoặc để bé ngồi trong lòng bạn, lúc này thân mình hơi nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé ợ được. Nếu một phút trôi qua mà bé vẫn không ợ được thì có lẽ bé không bị đầy hơi trong lần bú này.
Hầu hết các bé đều trớ ra một ít sữa sau khi bú xong, và điều đó hoàn toàn bình thường.
7. Sự phát triển của bé
Ở độ hai tuần tuổi, năm giác quan của bé được cải thiện từng ngày. Đầu của bé còn quá to so với thân mình và các cơ cổ còn rất yếu vì vậy Bạn phải nhớ cẩn thận nâng đầu bé khi ẳm bồng để bảo vệ đầu và cổ bé.
Bé cũng đã bắt đầu biết sử dụng tai để nghe và mắt để nhìn. Khuôn mặt bé lúc này trông bụ bẩm và đáng yêu hơn lúc mới sinh, đôi lúc bé còn có thể nhoẻn miệng cười trông rất thánh thiện. Giọng nói nhẹ nhàng triều mến của bạn có thể làm cho bé rất thích thú và cảm thấy an tâm khi nghe được giọng nói thân quen của mẹ. Ngược lại, bao nổi nhọc nhằn của bạn cũng sẽ tan biến mỗi khi thấy bé cười.
Các bậc cha mẹ đều cho rằng, việc một bé sơ sinh ra đời làm thay đổi toàn bộ nếp sống bình thường và có rất nhiều các công việc phát sinh thêm. Do vậy, trong thời điểm này, sự giúp đỡ của bạn bè và người thân là rất cần thiết.
Sự vận động của bé
Vận động của bé ngày càng linh hoạt và tự chủ hơn. Cằm bé có thể nhấc lên một vài giây khi bé được đặt nằm sấp. Lúc này bé chưa thể tự giữ đầu ngóc lên nếu không có sự giúp đỡ. Bé nắm chặt lấy bất cứ vật gì được đặt vào trong tay.
Khả năng nhìn và nghe của bé
Bé có thể quan sát chung quanh bằng mắt. Bé có thể quay hướng về phía có âm thanh phát ra. Dưới đây là các vận động của bé mà bạn có thể bắt gặp trong một thời điểm nào đó. Bé có thể giữ đầu ngóc lên trong vài phút khi được đặt nằm sấp. Bé có thể ngã đầu về phía trước khi được đặt ở tư thế ngồi. Bé nhìn thấy rõ nhất ở khoảng cách khoảng 20 centimet. Bé thích nhìn ngắm khuôn mặt mẹ và người thân, và các màu sắc có độ tương phản. Có thể nghe được âm thanh và cũng có thể bị giật mình khi có tiếng động lớn. Bé rất thích thú khi nghe được giọng nói của bạn và vui sướng hơn khi được bạn trò chuyện với bé. Bé cũng đã phát triển xúc giác, vị giác và khứu giác. Bé có thể nhận biết được mùi cơ thể thân quen của mẹ đấy!
8. Lắng nghe tiếng khóc của trẻ
Khóc là một cách để bé giao tiếp với bạn. Trong vài tuần lễ đầu sau sinh, một vài bé có thể khóc tổng cộng 2 đến 3 giờ mỗi ngày. Bé có thể khóc nhiều hơn nữa vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 sau sinh. Một số bé có thể khóc từ 10 đến 15 phút trước khi ngủ, còn gọi là bé gây ngủ.
Khi bé khóc nghĩa là bé có nhu cầu cần được bạn hỗ trợ, có thể là bé bị đói, bé đau bụng hay bé bị ướt, hay thậm chí là bé buồn ngủ nữa. Tất cả đều được bé biểu hiện bằng những cách khác nhau và cũng hoàn toàn không giống nhau ở tất cả các bé. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu xem bé yêu của chính bạn muốn gì. Lúc đầu có thể có nhiều khó khăn, nhưng dần dần bạn sẽ trở nên thuần thục hơn và lúc đó mỗi khi bé khóc là bạn đã có thể biết là bé cần gì để đáp ứng nhu cầu của bé.
Mỗi khi bé khóc bạn hãy nhanh chóng vỗ về bé và nói chuyện với bé để bé an tâm rằng mẹ luôn luôn ở cạnh bé. Tuy nhiên, trong những ngày đầu sau sinh, bé có thể không nín khóc ngay cả khi được bạn vỗ về, có thể lúc đó bé cần được bú chút ít hoặc đôi khi bé chỉ cần được mẹ ôm ấp vào lòng mà thôi.
Khi bé đã lớn hơn nhiều, đôi khi bạn không cần phải đáp ứng ngay tức khắc mỗi khi bé khóc, nhất là lúc bé khóc mè nheo, vì như vậy sẽ khiến bé ngày càng nhõng nhẽo hơn. Lúc đó, bạn sẽ rất mệt mỏi vì những đòi hỏi vô lý của bé.
Nếu bé vẫn khóc không ngừng và tiếng khóc có vẻ dữ dội, gào thét liên tục thì có thể thật sự bé bị đau chổ nào đó trong cơ thể, và lúc này bạn cần phải hỏi thông tin từ những người đã có kinh nghiệm trong gia đình hoặc hỏi Bác Sĩ để có thể xác định được nguyên nhân bé khóc.
Trong trường hợp bé khóc liên tục có thể làm cho bạn nhức đầu và đôi khi căng thẳng quá mức. Tuy nhiên khi đó bạn hãy cố làm dịu cơn nóng nảy của mình bằng cách nhờ người thân có kinh nghiệm hơn chăm sóc em bé như bà hoặc chị em gái, hoặc ngay cả những người hàng xóm tin cậy nếu như bạn sống riêng, ẳm ru bé dùm đôi chút. Tuyệt đối không được trút cơn giận dữ lên bé bằng cách lắc mạnh người bé liên tục để thỏa cơn giận và nghĩ rằng bé sẽ nín nếu làm như vậy, hành động này rất nguy hiểm có thể gây ra chấn thương nặng cho cổ và đầu của bé và thậm chí có thể làm bé tử vong hoặc có những tổn thương thần kinh không hồi phục được.
9. Chăm sóc sức khỏe cho chính bạn
Lúc này bạn sẽ thấy quá bận bịu vì bạn sẽ phải bế bồng bé suốt ngày đấy! Bạn hãy nhanh chóng lấy lại tinh thần sau khi sinh, dẹp qua mọi lo toan và tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi được làm mẹ của một sinh linh bé bỏng, và tìm hiểu thật nhiều về bé cưng của bạn để có thể đáp ứng được nhu cầu của bé khi bé cần đến Bạn.
Đôi lúc Bạn bỗng dưng cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản, có thể do bạn kiệt sức vì phải chăm sóc con nhỏ cả ngày. Cũng có thể đó là do nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi đột ngột sau khi sinh và nhất là những lúc lên sữa (khoảng 1 tuần lễ đầu sau sinh). Đó là những lúc bạn cảm thấy buồn chán nhất, đừng tuyệt vọng và nghĩ quẩn vì tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào. Vì vậy, hãy xem điều đó là rất bình thường, hãy cố gắng vượt qua và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt!
Chúc bạn và bé khỏe mạnh nhé!
Tag: chăm sóc trẻ sơ sinhcách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng, bé sơ sinh 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
Nguồn: Sưu tầm

Đăng nhận xét

Cách chăm sóc bé yêu

Twitter Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by attipas.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu