CÁCH CHĂM SÓC CHO BÉ YÊU

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tốt nhất

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tốt nhất 

Chăm sóc trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đời sống trong buồng tử cung người mẹ ra ngoài tử cung (từ môi trường nước sang môi trường không khí, nhiệt độ môi trường ổn định sang nhiệt độ dao động...) buộc trẻ phải có sự thay đổi chức năng của một số cơ quan để thích nghi với cuộc sống mới như hoạt động của bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tốt nhất 

*** Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất dành cho mẹ
Môi trường chăm sóc trẻ

Khi mới sinh ra, bé cần phải có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, bên ngoài tử cung của người mẹ. Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định. Nhưng khi chào đời, cơ thể trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ của môi trường thấp hơn so với tử cung của mẹ. Do vậy, bé của bạn cần được giữ ấm.

Bạn nên lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và giữ ấm cho trẻ. Bạn cần quấn trẻ trong tã lót, đi tất tay, chân và đội mũ cho trẻ. Lúc nàu, trẻ cần được ủ ấm trong vòng tay người mẹ.

Mẹ và bé nên tắm nắng sáng sớm mỗi ngày khoảng 15-20 phút. Tắm nắng không những giúp trẻ có vitamin D để hấp thu tốt canxi trong sữa mà còn giúp nhanh chóng giảm vàng da. Các dụng cụ dùng cho trẻ như: thìa, cốc, bình sữa… phải rửa thật sạch, luộc nước sôi trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh. Tã lót, quần áo, mũ, bao tay chân… của trẻ cần phải được giặt sạch phơi dưới nắng.
 
1. CHO TRẺ BÚ ĐÚNG CÁCH

   “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh”. Đây không phải là quảng cáo mà là một chân lý mang nhiều bằng chứng khoa học và kinh tế nhất. Hiểu một cách đơn giản rằng, nếu bạn cho con mình sữa mẹ thì bạn đã mang cho con mình nguồn dinh dưỡng quí báu, tình yêu thương và sự an toàn. Những trẻ bú mẹ sẽ thông minh hơn, ít bệnh hơn. Do đó cần khuyến khích cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, không dùng thêm thức ăn hay thức uống gì khác.

   Những việc bạn nên làm là: Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, trong giờ đầu sau khi sinh, để tận dụng sữa non. Nếu trẻ không bú được thì hãy vắt sữa mẹ, đút trẻ bằng muỗng. Cho bú mẹ theo nhu cầu, càng lâu, càng nhiều càng tốt.

   Để tạo điều kiện cho việc cho bú mẹ tốt bà mẹ nên lựa nơi ngồi thoải mái, có thể ngồi tựa lưng hoặc nằm. Bế bé áp sát vào người mẹ, toàn thân trẻ được nâng đỡ (mông, lưng, vai, đầu), mặt trẻ cho hướng về vú mẹ. Cho môi trẻ chạm vào vú mẹ, chờ khi miệng bé há rộng sẽ cho trẻ ngậm vú. Hãy bảo đảm bé ngậm bắt vú tốt, tức bạn nhìn thấy môi dưới bé trề bật ra, quầng vú mẹ phía trên nhiều hơn phía dưới. Ở tư thế này mẹ thoải mái nên có thể ngồi hay nằm lâu cho trẻ bú, trẻ bú dễ dàng nên được dinh dưỡng đủ.

   Bà mẹ nên biết cách giữ gìn sức khỏe khi cho trẻ bú. Ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ quá mức. Trước khi cho trẻ bú bà mẹ nên uống một ly sữa, uống thêm nước. Tranh thủ khi trẻ ngủ thì bà mẹ cũng ngủ, nghỉ ngơi thì mới có sức khoẻ chăm sóc bé.

   2. GIỮ ẤM TRẺ VÀ THEO DÕI THÂN NHIỆT TRẺ

   “Cơm no, áo ấm” là 2 nhu cầu thiết yếu của con người. Trẻ sơ sinh việc giữa ấm càng cực kỳ quan trọng. Thật vậy, trẻ có thể bệnh hoặc chết vì lạnh. Việc giữa ấm cho trẻ khá dễ dàng ngay cả mùa lạnh. Bạn chuẩn bị phòng ấm áp, đóng bớt cửa tránh gió lạnh lùa vào. Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm. Đội nón, mang vớ cho trẻ. Cho bé nằm cạnh mẹ. Thay tả ngay khi ướt. Mẹ ôm bé vào lòng. Cho bé bú mẹ đầy đủ. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ nếu thấy lạnh thì bạn nên áp dụng những biện pháp trên để làm trẻ ấm (mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ,...).

   3. GIỮ VỆ SINH CHO TRẺ

   a.    Biết cách rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh: Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh. Bạn nhớ phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.

   b.    Tắm trẻ: Trước khi tắm bé bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), phấn thoa, thuốc nhỏ mắt nhỏ mũi, bông ráy tai. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Chọn xà phòng có độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Sau đó bạn tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục, lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé. Sơ sinh không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh, bé không dơ quá thì có thể lau cho bé. Điều quan trọng là bạn tránh bé bị lạnh khi tắm.

   c.    Chăm sóc rốn: rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Bạn chăm sóc rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng alcohol 700. Nhưng việc dùng dung dịch sát trùng như cồn sẽ làm rốn lâu rụng hơn nước muối sinh lý. Sau khi chăm sóc rốn, bạn nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tả dưới rốn.
   d.    Chăm sóc mắt: Lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

   e.    Chăm sóc da: giữa phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tả khi ướt và tắm trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng.

   f.     Chăm sóc tư thế và tạo môi trường sống ấm áp, sạch sẽ: tránh trẻ lui tới nơi đông người, khói thuốc lá, người bị bệnh nhiễm trùng hô hấp. Luôn giữa phòng ấm áp, thoáng khí, các đồ dùng phải sạch để tránh lây nhiễm cho trẻ. Nên cho trẻ nằm đầu cao, nằm ngữa xen kẻ nằm nghiêng.

   4. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ NHỮNG TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP

   a.    Ngoài việc hàng ngày lo và theo dõi việc ăn, bú, ngủ, tiêu, tiểu bạn cần quan tâm theo dõi xem bé có bị thở nhanh hay thở rút lõm ngực nặng không, bé có bị lạnh hay nóng quá không, da bé có bị vàng không, rốn bé có không hay bị chảy máu, mủ gì không, xem trẻ có bị ọc ói gì không.

   b.    Những việc cần làm khi trẻ khóc: cần xem bé có bị đói không, hãy cho trẻ bú. Khi trẻ no sẽ hết khóc. Xem trẻ có tiêu, tiểu gây ướt da, lạnh hay trẻ chưa đi tiêu, tiểu được. Kiểm tra, thay tả hay cho bé đi tiêu. Xem trẻ có bị lạnh hay nóng quá không. Tùy theo nhiệt độ môi trường và thân nhiệt trẻ bạn sẽ quyết định mặc thêm áo, quần, đắp thêm chăn hay cởi bỏ bớt ra. Bạn có thể kiểm tra trẻ xem có côn trùng chui vào cắn bé không, có vật gì như kim gút tụt ra đâm vào bé không. Bạn hãy dỗ dành bé, ôm bé vào lòng, ở nơi yên tĩnh. Nếu mọi cố gắng trên đều không dỗ nín được trẻ bạn nên gọi giúp đỡ hay mang trẻ đến cơ sở y tế.

   c.       Biết khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế:

   -  Bú kém, bỏ bú

   -  Thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở rút lõm ngực nặng

   -  Li bì.

   -  Sốt  hoặc hạ thân nhiệt

   -  Tiêu máu, ói máu

   -  Vàng da

   -  Rốn đỏ chảy máu, mủ

   -  Khóc thét bất thường.

   d.      Biết cách cho uống thuốc và nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo:

   Nếu trẻ cần phải dùng thuốc, hãy chắc rằng bạn hiểu và thực hiện được các y lệnh ghi trên toa thuốc. Nếu không rõ, hãy hỏi lại. Không tự ý cho uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ ngay cả thuốc bổ.

   Bạn nên nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo để thu xếp mang bé chủng ngừa đúng hẹn.

*** Bài viết liên quan: 7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất mẹ cần biết 

Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cham soc tre so sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng
Nguồn: Attipas.vn




Đăng nhận xét

Cách chăm sóc bé yêu

Twitter Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by attipas.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu