Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Hẳn bố mẹ nào cũng biết, da trẻ sơ sinh có cấu tạo vô cùng mong manh và rất nhạy cảm với các tác nhân kích ứng từ bên ngoài, nên mẹ cần chăm sóc da bé đúng cách để ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên việc trang bị đủ kiến thức để bảo vệ con khỏi các vấn đề về da thật không đơn giản, đặc biệt với những cặp bố mẹ trẻ. Trong giai đoạn đầu đời, làn da bé sơ sinh còn rất non nớt và mỏng manh, chỉ một chút “khó chịu” thôi cũng đủ làm da nổi mẩn khiến bé bị khó không tròn giấc, quấy khóc, biếng ăn, không tốt cho quá trình phát triển. Attipas xin chia sẻ cách chăm sóc da cho bé cách tốt nhất
Cách chăm sóc da cho trẻ sơ tốt nhất
*** Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất dành cho mẹ
1. Lựa chọn quần áo thích hợp
Do khả năng thích ứng với nhiệt độ cơ thể bé còn yếu nên mẹ cần lưu ý lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết. Khi trời nóng, để tránh làn da bé nổi sảy và mẩn ngứa, mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng và rộng rãi với chất liệu vải tự nhiên như cotton hay sợi tổng hợp. Vào mùa đông, có thể cho bé mặc quần áo tay dài để giữ ấm, nên hạn chế mặc áo khoác len vì dễ gây ngứa khi chạm vào làn da mỏng manh của bé. Mẹ không nên chọn loại vải có màu sắc sặc sỡ vì những loại này thường được làm từ các sợi hóa học không tốt cho làn da non nớt của bé sơ sinh.
2. Tắm đúng cách
Bé sơ sinh nên được tắm hàng ngày, mỗi lần từ 3-5 phút. Mẹ tắm cho bé bằng nước ấm (khoảng 37 độ C bằng thân nhiệt người, đo độ ấm bằng khuỷu tay) và không cần dùng sữa tắm. Nếu cần sử dụng, mẹ chỉ nên chọn loại nhẹ nhàng và không làm cay mắt bé. Trước khi tắm mẹ hãy làm một số động tác mát-xa tại các kẽ tay, kẽ chân, bẹn, nách bằng dầu cho trẻ em để kích thích hệ tuần hoàn lưu thông máu. Khi tắm, trước hết mẹ lau mắt, mũi, miệng, quanh vùng mặt rồi tới vùng trán; lau 2 bên viền tai và gội đầu cho bé. Mẹ lưu ý phải xả sạch xà bông và lau khô đầu. Tiếp đó, mẹ lau đến vùng cổ, mình, các kẽ nách, bẹn và tay chân. Trong quá trình tắm, mẹ cần trò chuyện thường xuyên nói chuyện với bé để bé không có cảm giác sợ, cô đơn và chới với khi ở trong nước.
3. Sử dụng loại tã giấy phù hợp
Chọn loại tã giấy sơ sinh phù hợp nhất với làn da mỏng manh của bé từ 0-3 tháng tuổi. Mẹ nên lựa chọn loại tã giấy có bề mặt thật mềm mại, thấm hút tốt. Đặc biệt nên chọn những loại tã giấy có mặt đáy với khả năng thoát hơi ẩm sẽ giúp da bé được hô hấp tự nhiên, giảm thiểu nguy cơ hăm tã. Với bé sơ sinh, mẹ chú ý kiểm tra thay tã giấy khoảng 2-3 tiếng/ một lần và thay ngay sau khi bé tiêu bẩn. Trước khi thay tã mới, mẹ hãy vệ sinh cho bé thật sạch bằng nước ấm hoặc khăn ướt để giữ cho vùng da tiếp xúc luôn sạch và khô thoáng.
4. Chăm sóc da cho trẻ ở vùng da dùng tã
Thay tã thường xuyên. Tránh mặc thêm quần nylon nếu không thể thay tã thường xuyên. Dùng loại tã tốt dễ thấm nước. Không cần phải thêm bất kỳ hóa chất nào khi xả quần áo giặt bằng máy. Quần áo của bé nên được giặt bằng xà phòng ít chất sút, ngâm qua nước xả vải cho mềm.
Sử dụng thuốc chống hăm đúng cách
Hăm tã là chứng viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa nắm được “bí quyết” điều trị thật hiệu quả.
Khi bé đã bị hăm, phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả là thoa thuốc trị hăm tã cho bé, cụ thể, mẹ nên chọn thuốc mỡ vì thuốc mỡ không tan trong nước nên sẽ lưu lại trên da bé lâu hơn, giúp kéo dài tác dụng của thuốc so với các loại thuốc khác.
Chú ý, khi một ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy thuốc trong tuýp nữa mà dùng một ngón tay khác để lấy thêm thuốc.
5. Vệ sinh da đúng cách
Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ cần lau rửa da thật kỹ, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc mỡ trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên có một khoảng thời gian ngắn để da bé tiếp xúc với không khí khô thoáng sau khi tắm xong rồi hãy bôi thuốc mỡ chống hăm.
Điều này tránh gây bí ở các kẽ da và vùng nhạy cảm giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn. Mẹ đặc biệt chú ý khi bé đã bị hăm thì tuyệt đối không dùng phấn rôm hoặc phấn thơm để tránh tình trạng bí da.
***Bài viết liên quan: 15 điều Mẹ nên biết về trẻ sơ sinh
Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cham soc tre so sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng
Nguồn: Attipas.vn
Đăng nhận xét