CÁCH CHĂM SÓC CHO BÉ YÊU

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

4 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết?

4 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết?

Thay đổi thời tiết hay những tác động về môi trường sống có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ cũng như là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ mắc một số bệnh ngoài da.

*** Bài viết liên quan: Làn da của trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

1. Nổi rôm (sảy): 

Rôm sảy là một loại viêm da thường gặp vào mùa hè khi khí trời oi bức. Nó xuất hiện ở những chỗ hay ra mồ hôi như đầu, mặt, ngực, xương sống lưng. Nốt thường có dạng mụn nước nhỏ màu đỏ.
Trẻ bị hiện tượng này là do làn da của bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt, bé tiếp xúc với thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ cao hơn thân nhiệt của bé; bận quần áo chật cũng có thể gây nổi rôm. Để tránh tình trạng này bạn nên tránh để bé tiếp xúc với nhiệt độ cao, bận quần áo thoáng mát, rộng rãi cho bé.

2. Cứt trâu

Cứt trâu là hiện trạng những mảng dày, vàng hay khô cứng trên da đầu và lông mày, sau tai, cổ, má, và ngực. Hiện tượng này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Biểu hiện này là do viêm da tiết bã nhờn, trên da đầu và lông mày bé sẽ xuất hiện những mảng dày, vàng hay khô cứng.

4 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết?

Biện pháp khắc phục: theo truyền thống là dùng một ít dầu ô liu hoặc dầu em bé chà xát trên da đầu của bé để nới lỏng các mảng da, sau đó nhẹ nhàng lấy ra. Nên rửa da đầu, sau tai, và bất kỳ điểm khác với lượng nhỏ dầu gội đầu trị gàu.

3. Hăm

Nếu bạn thấy con xuất hiện những nốt đỏ thường xuất hiện ở những nếp gấp da của bé, đặc biệt là ở cổ thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị hăm da. Hiện tượng này thường xảy ra với những bé mũm mĩm dưới 6 tháng tuổi.

Biểu hiện của bệnh xuất hiện các dát màu đỏ tươi, bóng, có vảy. Có thể bé không bị ảnh hưởng hoặc nó có thể gây ra một số cơn đau, tùy thuộc vào sự cọ xát ở khu vực da bị hăm.
Khu vực da được đóng tã ở bé thường là địa điểm ấm và ẩm ướt, dễ dàng cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, nước tiểu cũng là nguyên nhân gây ra những vết hăm này.

Cách phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh : Nên rửa sạch bên trong nếp gấp da của bé với nước và bôi thuốc mỡ hoặc kem có chứa oxit kẽm lên vùng da bị hăm, thay tã cho bé thường xuyên.

4. Viêm da

Nguyên nhân bệnh do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài dẫn đến tình trạng trẻ bị mẩn đỏ và ngứa ở vùng da bị vi khuẩn tấn công. Nguyên nhân của bệnh do xà phòng hay xà bông giặt quần áo gây ra phát ban trên khắp cơ thể bé. Nếu bị ở ngực và tay thì có thể do áo giặt chưa sạch. Ở chân có thể do thảm lót sàn.

Cách phòng tránh viêm da ở trẻ sơ sinh: Nếu vùng da tổn thương bị khô, nên bôi kem dưỡng ẩm. Chỉ cần loại bỏ các kích hoạt (không dùng thảm, giặt giũ sạch sẽ, dùng xà phòng và chất tẩy rửa nhẹ hơn). Nếu bị ngứa nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng loại thuốc bôi có chứa Hydrocortisone hoặc thuốc kháng histamine.

*** Bài viết liên quan:  Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh tốt nhất

 Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cham soc tre so sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng

Đăng nhận xét

Cách chăm sóc bé yêu

Twitter Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by attipas.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu