Chứng Rụng Tóc Trẻ Sơ Sinh, Mách Mẹ Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Nếu rụng tóc của bé là do dị ứng dầu gội, bạn sẽ chỉ phải điều trị tóc và da đầu của bé bằng loại dầu gội dịu nhẹ nhất dịu dàng trong một thời gian cho đến khi nó phát triển trở lại. (Hãy nhớ rằng tóc của em bé luôn mỏng mảnh vì thế bạn nên chọn loại dầu gội phù hợp cho da đầu của bé ngay từ khi mới sinh và tránh chải, chỉ cần vuốt nhẹ nhàng)
*** Bài viết liên quan:
1. Vì sao bé rụng tóc?
Tóc có giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn nghỉ ngơi. Các giai đoạn tăng trưởng kéo dài khoảng ba năm, và giai đoạn nghỉ kéo dài khoảng 3 đến 6 tháng. Hiện tượng nghỉ ngơi diễn ra ở cả tóc vẫn còn trong nang cho đến tóc mới bắt đầu đến mọc lên. Bé sơ sinh có hiện tượng rụng tóc là bởi thời điểm đó là giai đoạn tóc của bé được nghỉ ngơi.
Lúc mới sinh, tóc của bé đang ở giai đoạn tăng sinh (mọc tóc). Sau một thời gian ngắn, một phần do sự thay đổi các nội tiết tố (hormon) mà bé nhận từ mẹ trong bào thai, tóc của bé chuyển sang giai đoạn rụng tóc. (Bản thân các mẹ sau sinh cũng thường gặp hiện tượng rụng tóc hàng loạt với lý do tương tự)
Rụng tóc ở bé sơ sinh là điều tự nhiên
Thực chất ở bất kỳ thời điểm nào cũng có khoảng 5 -15% tóc trên da đầu đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, nhưng khi cơ thể căng thẳng, sốt, đau bệnh hoặc một sự thay đổi nội tiết tố… thì có thể làm một số lượng lớn tóc ngừng phát triển cùng một lúc. Khi đó sự rụng tóc sẽ xảy ra kéo dài đến 3 tháng hoặc hơn.
Mẹ sẽ cảm thấy ngỡ ngàng bởi em bé của mình sau một thời gian sẽ có một mái tóc hoàn toàn mới, khác lạ so với mái tóc nguyên thủy khi mới được sinh ra. Khi mới sinh, có thể tóc bé rất đen và dày nhưng qua đợt rụng “tóc máu”, tóc bé không còn đen nữa mà có màu hơi nâu…
Tình trạng rụng tóc này ở sơ sinh sẽ thấy rõ nhất lúc khoảng 3-6 tháng tuổi. Từ 6 tháng đến 1 tuổi, đa số các bé sẽ dần dần biết lật, trườn, bò… , vì vậy giai đoạn này sẽ thấy bớt rụng tóc (cũng có khi trễ hơn).
Nếu bạn nhận thấy tóc bé rụng theo từng mảng làm hói cả một khoảng, đặc biệt có hình “vành khăn” thì hãy quan sát tư thế những khi bé hoạt động hay ngủ. Nếu bé luôn ngủ ở một vị trí hoặc có xu hướng ngồi tựa một phần đầu nhất định vào vai ghế phía sau, bé có thể bị rụng tóc ở khu vực mà bé hay cọ xát nhiều nhất.
2. Cách điều trị
Đa số trẻ khi mới sinh thường có dấu hiệu rụng tóc trong 6 tháng đầu đời. Cha mẹ không cần quá lo lắng, do tóc trẻ chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phát triền và giai đoạn ngưng phát triển. Nếu trên 6 tháng tuổi, trẻ vẫn rụng tóc thì mẹ nên đưa bé đến khám bác sỹ hoặc bổ dung vitamin D vào chế độ dinh dưỡng của con với những thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan, sữa, tôm, cua,…
Mẹ cũng nên tắm nắng cho con hàng ngày khoảng 15 – 20 phút để bổ sung vitamin D cho con. Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ 7h-8h sáng. Vào mùa hè thì nên tắm nắng vào lúc 6h30-7h30. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng mặt trời lên cao, chói chang, vì khi ấy ánh nắng chứa tia cực tím rất hại cho da và mắt của bé.
Tránh chải tóc mạnh cho con, chỉ cần dùng tay để vuốt nhẹ nhàng. Nếu giai đoạn bé rụng tóc đã qua và bé có một mái tóc hoàn toàn khác so với ban đầu, cha mẹ cũng không nên lo lắng. Điều này hoàn toàn bình thường, qua giai đoạn “tăng sinh” (mọc tóc), bé sẽ có sự thay đổi nhẹ về hooc mon kéo theo sự thay đổi một số đặc điểm trên cơ thể.
3. Mẹ nên làm gì khi bé rụng tóc?
Mẹ không nên ngăn cản quá trình rụng tóc ở con và cũng không cách nào có thể giúp bạn ngăn hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh nếu nguyên nhân là do hàm lượng hoóc môn. Nhưng nếu con bạn bị rụng tóc là do bé hay nằm nhiều ở một vị trí, thì bạn nên cố gắng thay đổi vị trí nằm của bé cách khi bé ngủ, có thể nghiêng trái rồi nghiêng phải… Nếu bé có thói quen quay sang một bên nào đó, bạn có thể dùng gối để chèn lại.
*** Bài viết liên quan:
Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
Nguồn: Attipas.vn
Đăng nhận xét